[Cập nhật] Ưu đãi lãi suất cho vay ngân hàng năm 2021

BIDV, VIB, TP bank, Sacombank,… là 1 trong những ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nhất. Nghiệp vụ, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của họ cũng rất rõ ràng, chu đáo.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều hệ thống ngân hàng cả nhà nước, cả tư nhân, cả trong nước, cả nước ngoài. Vì thế mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau cao, các ngân hàng thu hút khách hàng đến vay vốn bằng lãi suất cho vay.
Trong bài viết này, Review Bảo hiểm sẽ giúp quý độc giả hiểu tường tận về lãi suất vay ngân hàng. Đồng thời gợi ý cho quý độc giả một số ngân hàng uy tín, có mức lãi suất tốt.
1. Lãi suất cho vay ngân hàng là gì?
Lãi suất vay ngân hàng là khoản tiền bạn phải trả thêm cho ngân hàng khi bạn vay nợ ngân hàng. Khoản tiền này bạn phải trả hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Tức là tổng số tiền bạn phải trả là số tiền đã vay + tiền lãi.
Lãi suất cho vay sẽ dựa trên số tiền bạn vay nợ và thời gian bạn vay nợ dưới hình thức tỷ lệ phần trăm. Ngoài ra lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào ngân hàng. Dựa trên quy định của pháp luật nhà nước Việt nam, mỗi ngân hàng sẽ tự đưa ra ưu đãi, cách tính lãi suất cho vay. Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng dao động từ 6 – 22 %. Vay tín chấp có mức lãi suất khoảng 15 – 22%/năm. Vay thế chấp có mức lãi suất khoảng từ 6 – 17%/năm. Dưới đây là bảng lãi suất vay ngân hàng để các bạn tham khảo.

Trước khi tìm hiểu lãi suất cho vay tín chấp là gì, lãi suất cho vay thế chấp là gì. Bạn cần hiểu vay tín chấp, vay thế chấp là gì?
Vay tín chấp: là hình thức cho vay dựa trên uy tín cá nhân về năng lực trả nợ, không cần dùng bất cứ tài sản nào để đảm bảo. Một khoản vay tín chấp dao động từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và thời hạn trả nợ linh hoạt từ 12 – 60 tháng. Ngân hàng sẽ quyết định khoản vay tín chấp dựa trên lương, bảo hiểm nhân thọ, hoá đơn điện nước, giấy phép kinh doanh,…
>> Xem ngay : Bảo hiểm Manulife lừa đảo – Khám phá “bí mật” ít ai biết
Lãi suất cho vay tín chấp: Lãi suất cho vay tín chấp thường cố định trong thời gian vay nợ. Công thức tính lãi suất tín chấp là tính trên dư nợ giảm dần. Hình thức tính này có lợi cho người vay.
Vay thế chấp: là hình thức cho vay nợ đảm bảo bằng tài sản. Các tài sản thường được sử dụng để thế chấp gồm: bất động sản, thiết bị – máy móc, sổ tiết kiệm, ô tô, nhà ở, sổ lương,…
Ví dụ: Bạn vay tiền 1 khoản tiền để mua ô tô, bạn có thể lấy sổ đỏ nhà đất ra thế chấp hoặc thế chấp bằng chính cái ô tô bạn mua.
Lúc này quyền sở hữu vẫn thuộc về người đi vay nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ quan trọng. Nếu người đi vay không thể trả hết khoản nợ trong thời gian đã cam kết, ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản người đi vay đã thế chấp cho cá nhân khác để trừ nợ.
Vì có tài sản đảm bảo nên bạn sẽ vay được nhiều hơn, với lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp.
Lãi suất cho vay thế chấp: Lãi suất cho vay thế chấp thường cố định trong giai đoạn đầu. Và lãi suất cho vay thế chấp giai đoạn đầu rất thấp, chỉ khoảng 6 – 8,3%/ năm. Sau đó ngân hàng sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường. Đặc biệt hình thức vay này rất hay được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi.
Dưới đây là lãi suất cho vay thế chấp của một số ngân hàng
>> Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm nhân thọ nên “biết sớm” khi mua
2. Cách tính lãi suất vay ngân hàng
Các ngân hàng có thể có mức lãi suất khác nhau, chương trình ưu đãi khác nhau, chính sách chăm sóc khách hàng khác nhau,… Nhưng thường áp dụng 2 công thức dưới đây:
Tính trên dư nợ gốc
Đây là cách tính lãi suất cho vay dựa trên số nợ gốc. Và lãi suất sẽ giữ nguyên từ đầu đến cuối cho dù tiền nợ có giảm.
Công thức tính lãi suất cho vay trên dư nợ gốc như sau:
Lãi suất hàng năm = Số tiền vay * lãi suất cho vay
VD: Anh Dũng đi vay tín chấp ngân hàng Techcombank 300.000.000 VNĐ trong thời gian 2 năm (24 tháng), với lãi suất 11.99%/ năm. Vậy trong suốt 24 tháng, lãi suất luôn phụ thuộc vào nợ gốc 300.000.00 VNĐ. Theo công thức tính lãi suất trên thì anh Dung phải trả:
- Lãi suất hàng năm= 300.000.000 * 11.99% = 35.970.000 VNĐ
- Lãi suất hàng tháng = 35.970.000/12 = 2.997.500 VNĐ
- Số tiền A Dũng phải trả cho ngân hàng Techcombank hàng tháng = 12.500.000 + 2.997.500 = 15.497.500 VNĐ
>> Tìm hiểu thêm: Manulife của nước nào – 4 Lý do Manulife được tin dùng
Tính trên dư nợ giảm dần
Đây là cách tính lãi suất cho vay dựa trên số nợ hiện tại. Tức là lãi suất sẽ thay đổi theo số nợ còn lại. Cách tính này thường được các ngân hàng thương mại áp dụng cho hình thức vay thế chấp.
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm nợ giảm dần như sau:
Lãi suất phải trả hàng tháng = Số tiền vay nợ/ thời gian vay nợ + Số nợ còn lại * lãi suất cố định hàng tháng.
VD: Anh Dũng vay thế chấp ngân hàng VIB 100.000.000 VNĐ, trong thời gian 1 năm (12 tháng), với lãi suất 8.3%/ năm. Do đó số tiền gốc mà anh Dũng sẽ phải trả ngân hàng VIB hàng tháng là 8.333.333 VNĐ.
- Tháng đầu tiên anh Dũng sẽ phải trả: 8.333.333 + 100.000000 * 8.3%/12 = 9.024.999 VNĐ
- Tháng thứ hai anh Dũng sẽ phải trả: 8.333.333 + (100.000.000 – 9.024.999) * 8.3%/12 = 8.962.577 VNĐ.
- Các tháng tiếp theo cũng áp dụng theo công thức này.
>> [Review] Các gói bảo hiểm nhân thọ Manulife – Tại sao hơn 80% người dùng lựa chọn
3. Cách thức, thủ tục vay ngân hàng
Về cơ bản thủ tục vay nợ của các ngân hàng khá giống nhau. Có chăng chỉ thêm bớt một vài loại giấy tờ tùy thân. Các loại giấy tờ ngân hàng nào cũng sẽ đòi hỏi khi bạn vay nợ:
Cách thức, thủ tục vay tín chấp
- Đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng vay vốn (Một số ngân hàng tích hợp đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng vay vốn. Loại giấy tờ này bạn không phải tự tìm hiểu, soạn thảo mà có mẫu của ngân hàng).
- CMND/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Hộ khẩu/ Giấy tạm trú/ KT3 tại nơi khách hàng sinh sống/làm việc.
- Hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ tương đương có thể chứng minh vị trí hoặc thâm niên công tác.
Cách thức, thủ tục vay thế chấp
- Đơn đề nghị vay vốn và hợp đồng vay vốn theo mẫu của ngân hàng
- Hộ khẩu/ Giấy tạm trú/ KT3 tại nơi bạn sinh sống/ làm việc
- CMND/ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản bảo đảm
- Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng như sao kê bảng lương, hợp đồng lao động.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm.
4. Top 5 ngân hàng có mức lãi suất tốt nhất hiện nay
Khi có nhu cầu vay nợ, điều đầu tiên chúng ta quan tâm là lãi suất. Lãi suất vay ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Lãi suất vay ngân hàng có bị thay đổi qua từng thời điểm không? Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp nhất? Mối quan tâm của mọi người sẽ được giải đáp tất tần tật trong bảng biểu dưới đây.

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy TP bank đang có mức lãi suất thấp nhất. Khoảng lãi suất ngân hàng cho vay rộng. Lãi suất tối đa lên tới 17%. Trong khi đó, lãi suất tối thiểu Sacombank cao hơn một chút nhưng khoảng lãi suất ngân hàng cho vay lại hẹp. Lãi suất tối đa là 11%.
Bảng lãi suất cho vay thế chấp
Thông qua bảng số liệu ta sẽ thấy, lãi suất cho vay thế chấp thấp hơn so với lãi suất cho vay tín chấp rất nhiều. Đồng thời một số ngân hàng đang có các chương trình ưu đãi như VPbank với mức lãi suất chỉ 4.9 – 8.6%.
Ngân hàng BIDV cũng là một lựa chọn tốt. Ngân hàng này có lãi suất cho vay tín chấp và thế chấp đều rất tốt. Đặc biệt hạn mức cho vay của BIDV có thể lên đến 70 – 80% trong thời gian tối đa 20 năm…
Note: Để biết vay tiền ngân hàng lãi suất bao nhiêu, bạn có thể truy cập trực tiếp website của ngân hàng bạn đang nhắm đến hoặc comment dưới bài viết, Reviewbaohiem.vn sẽ giúp bạn tra cứu.
5. Một số câu hỏi thường gặp về lãi suất vay ngân hàng
Câu hỏi 1: Chọn vay nợ ngân hàng theo những tiêu chí nào?
Theo Reviewbaohiem, bạn nên chọn ngân hàng để vay nợ dựa trên 3 tiêu chí sau: hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, đặc biệt là lãi suất cho vay. Bạn cần xác định xem mình cần vay bao nhiêu, có thể trả hết trong bao lâu rồi so sánh với hạn mức cho vay tối đa của từng ngân hàng. Ngân hàng nào thỏa mãn yếu tố hạn mức cho vay và thời hạn cho vay mà lãi suất cho vay thấp nhất thì lựa chọn.
Câu hỏi 2: Nếu không trả nợ đúng hạn thì có bị sao không?
Nếu bạn không đủ khả năng trả nợ, hoặc trả nợ chậm sẽ bị ngân hàng xếp vào danh sách nợ xấu. Căn cứ vào thời gian quá hạn trả, ngân hàng chia nợ xấu thành 5 nhóm.
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (quá hạn trả từ 1 – 20 ngày)
- Nhóm 2: Nợ cần chú (quá hạn trả nợ từ 10 – 90 ngày)
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn trả nợ từ 90 – 180 ngày)
- Nhóm 4: Nợ có nghi ngờ (quá hạn từ 181 – 360 ngày)
- Nhóm 5: Nợ có khả năng (quá hạn trả nợ trên 360 ngày)
Khi bị xếp vào nhóm nợ xấu thì bạn sẽ phải chịu các hậu quả sau:
- Các khoản lãi vay ngân hàng chưa thanh toán từ 90 ngày trở lên sẽ bị ngân hàng được nhập vào gốc, tái cấp vốn. Tức là số nợ gốc của bạn sẽ tăng lên, tiền lãi vay ngân hàng cũng theo đó mà tăng lên.
- Các cá nhân bị xếp vào nhóm nợ xấu 3,4,5 sẽ không thể vay lãi ngân hàng cho tới khi thanh toán hết số nợ cũ.
- Có thể bị ngân hàng gửi đơn khiếu nại lên tòa án hoặc ngân hàng kiện lên tòa án
Tóm lại
Mức lãi suất vay ngân hàng hiện nay đang có lợi cho người người vay. Và sẽ càng có lợi khi nước ta có nhiều ngân hàng mọc lên và họ đang phải cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng. Trên đây là tất cả những kiến thức hữu ích chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn.
Xem thêm:
- Manulife hành trình hạnh phúc – sản phẩm bảo vệ tốt nhất 2021
- Manulife điểm tựa đầu tư – Kênh đầu tư sinh lời hiệu quả 2021
- Manulife cuộc sống tươi đẹp ưu việt -Bảo vệ sức khỏe toàn diện
Reviewbaohiem.vn – Mang kiến thức bảo hiểm đến mọi nhà
- Website chính thức : https://reviewbaohiem.vn